congdongmangvietnam
Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011
Thứ Hai, 3 tháng 10, 2011
mạch cơ bản các bác nào có nhu cầu thì nghía qua
- cung cấp bóng led
- module led
- các loai mạch, công nghệ làm led
cung cấp mạch làm sim điện thoại (loại 36 sim)
mạch làm sim điện thoại lớn hơn 80 sim
bộ chuyển tín hiệu quang thành tín hiệu điện trước
chuyện thật hay trò hề
(VTC News) – Có 5 bệnh viện lớn tại Hà Nội đang thực hiện Quy tắc ứng xử nâng cao y đức, trong đó có việc không nhận phong bì.
Bộ Quy tắc ứng xử nâng cao y đức sẽ nâng cao chất lượng khám chữa bệnh? Ảnh: Châu Giang |
5 bệnh viện tuyến Trung ương được chọn thí điểm thực hiện Quy tắc ứng xử nâng cao y đức là: Việt Đức, Bạch Mai, E, Phụ sản Trung ương và K. Các bệnh viện này ký cam kết với Bộ Y tế và Công đoàn Y tế Việt Nam, sẽ giảm phiền hà cho người bệnh khi đi khám, cải cách quy trình xét nghiệm, chỉ dẫn tận tình, chu đáo…
Trong số các tiêu chí để đánh giá bệnh viện văn minh có 5 tiêu chí đối với cán bộ nhân viên y tế là phải có lời chào thân thiện, chỉ dẫn tận tình, thăm khám chu đáo cho bệnh nhân, nói không với phong bì và tuyệt đối không trục lợi từ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
đừng mơ ước nhưng gì cao xa
Thêm vào đó, thời gian gần đây sự xuất hiện ngày càng nhiều những cuộc thi âm nhạc với nhiều quy mô cũng như sự ra đời của nhiều trung tâm đào tạo ca sĩ cũng đã khiến một bộ phận giới trẻ ngộ nhận rằng con đường đến vinh quang của nghề hát đã được thu ngắn lại. Nhưng mấy ai biết được, để chạm đến đỉnh của nghề, những ca sĩ ngôi sao đã phải nỗ lực và thậm chí là đánh đổi như thế nào và bên cạnh đó còn có những người cứ đi mãi trên con đường này mà phía trước chỉ là một tương lai mờ mịt, không lối thoát.
Giấc mơ chỉ là giấc mơ
Tốt nghiệp trung cấp thanh nhạc tại Đà Nẵng, V. khăn gói hăm hở bước vào Sài Gòn với hy vọng có thể trở thành một ca sĩ chỉ với hai mục đích thỏa mãn bản thân và đổi đời. Trong suy nghĩ của V., Sài Gòn rộng lớn, sẽ có chỗ để anh chàng làm nghề và nuôi dưỡng ước mơ của mình. Nhưng cuộc sống nào có giản đơn như thế, không quen biết, không có được sự “tinh ranh” và “láu lỉnh” của người trong showbiz, V. cảm thấy bản thân mình lạc lõng giữa xứ lạ quê người.
Sắp xếp lại con đường trước mắt của mình, V. thu nhỏ ước mơ ca sĩ ngôi sao xuống còn mong muốn được hát ở bất kỳ đâu dù đó có là những tụ điểm hát với nhau hay tiệc cưới. Nhưng rồi cũng không có kết quả, nhìn chung các sân khấu dù lớn dù nhỏ trong thành phố đều có những người quản lý riêng và thật sự V. chẳng có cơ hội nào để có thể chen chân vào nếu không quen biết.
V. quyết định học việc tại một phòng thu có danh tiếng tương đối, vừa xem như một công việc có thể tận dụng chuyên môn đã học, vừa tự cho mình cơ hội để tiếp cận những người thật sự đang sống trong giới showbiz. Nhưng rồi dần dà V. cũng nhận ra rằng, không có nền tảng kinh tế vững chắc, không có ngoại hình sáng sân khấu, không có khả năng ca hát vượt trội, V. chẳng thể nào tiếp tục nuôi dưỡng ước mơ.
Sau nhiều năm cố gắng, cuối cùng V. cũng đã phải trở về quê nhà tìm một công việc hoàn toàn khác để tiếp tục cuộc sống của mình. Trường hợp của V. không phải là hiếm trong cuộc sống ngày nay. Rất nhiều thanh niên vẫn lầm tưởng rằng với những chiêu trò, với sự lộn xộn của nền giải trí trong nước, một người bình thường sau một đêm có thể vụt sáng trở thành một ngôi sao mà không cần lý do.
Bởi vậy mà nhiều bạn trẻ có khả năng kinh tế hơn V. đã không ngại ngần tự đầu tư cho bản thân khi đăng ký tham gia vào những trung tâm đào tạo ca sĩ nhưng kết quả cũng không mấy khả quan hơn. Còn tiền thì còn tiếng, sau vài tháng luyện tập, các ca sĩ tương lai đều được gợi ý thực hiện CD, tổ chức họp báo và thậm chí còn được hứa hẹn xây dựng một liveshow hoành tráng xem như một kế hoạch khép kín và hiệu quả để nâng tầm một tên tuổi.
Nhưng rồi thì kết quả đôi khi lại không thể nào tưởng tượng nổi, đĩa CD chất lượng kém, không để lại ấn tượng gì cho khán giả, buổi họp báo ra mắt có khi lại bị công ty chủ quản tận dụng để trở thành buổi họp báo kể tội hoàn toàn không liên quan đến ca sĩ, riêng liveshow thì rất có thể bị biến thành một chương trình tạp kỹ với đầy đủ tiết mục từ ca hát, nhảy múa đến hài kịch và có lẽ chỉ còn thiếu xiếc và ảo thuật mà thôi.
Nhìn chung, các trung tâm đều có những chiêu thức riêng của mình để không chỉ thu hút những ước mơ nhẹ dạ mà còn để che mắt họ với những kiểu được cho là “quảng bá tên tuổi”. Nhiều gương mặt trẻ sau khi kinh qua những kế hoạch quảng bá này đã trở nên khánh kiệt và đành phải gác lại sự nghiệp âm nhạc của mình.
Ca sĩ – trăm nẻo nhọc nhằn
Một ca sĩ từng chia sẻ: “Lương của tôi một đêm hát thật ra chỉ bằng một đĩa cơm sườn”. Người viết từng lầm tưởng đây là một câu nói đùa hay một lời bóng gió nhưng thật sự không ngờ đó lại là một câu nói hoàn toàn với nghĩa đen và không hề có hàm ý gì khác. Cô gái xinh xắn này đã đi hát từ rất lâu trong một nhóm bè có tiếng tăm trong giới và đã tốt nghiệp hẳn hoi hệ đại học khoa thanh nhạc Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh nhưng catse cho một đêm diễn thật sự chỉ là như thế.
Cô cũng chia sẻ: “Thật ra công việc hát bè tại các phòng trà trong thành phố đơn thuần chỉ là cách mà tôi và nhiều đồng nghiệp của mình làm chỉ để giữ nghề, giữ giọng chứ không trông đợi nhiều ở thu nhập”. Và đó cũng là điểm chung của một bộ phận ca sĩ đang hoạt động trên địa bàn thành phố tại một số phòng trà, quán café ca nhạc.
Trung bình một đêm, một ca sĩ đắt show có thể diễn từ 2 đến 3 tụ điểm với mức catse mỗi nơi dao động trên dưới 500 nghìn cho 3 ca khúc. Tính một cách máy móc thì mức thu nhập này có thể xem là cao đối với một người đi làm. Tuy nhiên khi trừ đi những chi phí tái đầu tư của một ca sĩ như tiền làm nhạc, quần áo, son phấn, chi phí sinh hoạt, đi lại thì thật sự phần còn lại cũng không còn là bao. Và thậm chí nếu có thật sự dư dả thì phần dư dả đó cũng sẽ được tích cóp dành cho những dự án phát hành CD, quảng bá tên tuổi mà khả năng nuốt tiền là cực kỳ lớn.Ngược lại với các ca sĩ này, lực lượng ca sĩ chuyên hát tỉnh có mức thu nhập khả quan hơn. Khi một ca sĩ tham gia vào một đoàn diễn tỉnh, họ sẽ được bầu show lo lắng đầy đủ từ chuyện đi lại, ăn uống và nhiệm vụ chính chỉ là hát, lên xe sang điểm diễn tiếp theo và hát. Cứ sau mỗi chuyến lưu diễn tỉnh, mỗi ca sĩ có thể bỏ túi con số đến hơn chục triệu là chuyện bình thường. Nhưng không phải ai cũng mang về nhà được con số đó. Trên đường lưu diễn, tiền nhiều nhưng không có chỗ để tiêu, thế là những cuộc sát phạt trên chiếu bài lại diễn ra và đương nhiên nếu có ai đó đi về với hai bàn tay trắng thì cũng không có gì lạ lẫm.
Đỉnh cao của thu nhập khi lưu diễn tỉnh là những show diễn “chuồng gà”, loại show diễn mà các tên tuổi đã định hình không bao giờ dám nhận. Đặc điểm của những chương trình này là các điều kiện cơ sở vật chất đều được tinh giản đến tối đa, có khi sân khấu chỉ là một cái bục, hoặc được giăng dây xung quanh để phân biệt. Những show diễn này thường được bán vé với số lượng lớn trong khi chi phí bỏ ra lại không nhiều, vì thế lợi nhuận có thể nói là rất cao. Các ca sĩ tham gia show này có thể nhận được catse ở mức ngất ngưởng nhưng bù lại phải đối mặt với khả năng mất an ninh khi biểu diễn rất cao và thậm chí có thể nguy hại đến bản thân mình.
Dù rằng có thể xem đây là thiên đường kiếm tiền, nhưng không phải ai cũng được bước chân vào đó. Ca sĩ phải có độ hot nhất định được các bầu show thẩm định qua các kênh thông tin báo đài, qua phản ứng của khán giả mới được gọi để lưu diễn. Nhưng không phải cứ như thế là được, có nhiều trường hợp ca sĩ bị loại khỏi danh sách lưu diễn chỉ vì cái tên.
Tạm kết
Trên thực tế, nghề ca hát cũng như biết bao nhiêu nghề nghiệp khác trong xã hội, luôn cần những người tài giỏi và chỉ khác hơn ở sự đào thải cực kỳ mãnh liệt mà thôi. Mong rằng, các bạn trẻ khi chọn lựa cho mình con đường sự nghiệp hãy luôn tỉnh táo và hiểu rõ bản thân mình cũng như nghề nghiệp mà mình sắp chọn để không phải đứng ở thế không thể tiến cũng chẳng thể lùi.
Giấc mơ chỉ là giấc mơ
Tốt nghiệp trung cấp thanh nhạc tại Đà Nẵng, V. khăn gói hăm hở bước vào Sài Gòn với hy vọng có thể trở thành một ca sĩ chỉ với hai mục đích thỏa mãn bản thân và đổi đời. Trong suy nghĩ của V., Sài Gòn rộng lớn, sẽ có chỗ để anh chàng làm nghề và nuôi dưỡng ước mơ của mình. Nhưng cuộc sống nào có giản đơn như thế, không quen biết, không có được sự “tinh ranh” và “láu lỉnh” của người trong showbiz, V. cảm thấy bản thân mình lạc lõng giữa xứ lạ quê người.
Sắp xếp lại con đường trước mắt của mình, V. thu nhỏ ước mơ ca sĩ ngôi sao xuống còn mong muốn được hát ở bất kỳ đâu dù đó có là những tụ điểm hát với nhau hay tiệc cưới. Nhưng rồi cũng không có kết quả, nhìn chung các sân khấu dù lớn dù nhỏ trong thành phố đều có những người quản lý riêng và thật sự V. chẳng có cơ hội nào để có thể chen chân vào nếu không quen biết.
V. quyết định học việc tại một phòng thu có danh tiếng tương đối, vừa xem như một công việc có thể tận dụng chuyên môn đã học, vừa tự cho mình cơ hội để tiếp cận những người thật sự đang sống trong giới showbiz. Nhưng rồi dần dà V. cũng nhận ra rằng, không có nền tảng kinh tế vững chắc, không có ngoại hình sáng sân khấu, không có khả năng ca hát vượt trội, V. chẳng thể nào tiếp tục nuôi dưỡng ước mơ.
Sau nhiều năm cố gắng, cuối cùng V. cũng đã phải trở về quê nhà tìm một công việc hoàn toàn khác để tiếp tục cuộc sống của mình. Trường hợp của V. không phải là hiếm trong cuộc sống ngày nay. Rất nhiều thanh niên vẫn lầm tưởng rằng với những chiêu trò, với sự lộn xộn của nền giải trí trong nước, một người bình thường sau một đêm có thể vụt sáng trở thành một ngôi sao mà không cần lý do.
Bởi vậy mà nhiều bạn trẻ có khả năng kinh tế hơn V. đã không ngại ngần tự đầu tư cho bản thân khi đăng ký tham gia vào những trung tâm đào tạo ca sĩ nhưng kết quả cũng không mấy khả quan hơn. Còn tiền thì còn tiếng, sau vài tháng luyện tập, các ca sĩ tương lai đều được gợi ý thực hiện CD, tổ chức họp báo và thậm chí còn được hứa hẹn xây dựng một liveshow hoành tráng xem như một kế hoạch khép kín và hiệu quả để nâng tầm một tên tuổi.
Nhưng rồi thì kết quả đôi khi lại không thể nào tưởng tượng nổi, đĩa CD chất lượng kém, không để lại ấn tượng gì cho khán giả, buổi họp báo ra mắt có khi lại bị công ty chủ quản tận dụng để trở thành buổi họp báo kể tội hoàn toàn không liên quan đến ca sĩ, riêng liveshow thì rất có thể bị biến thành một chương trình tạp kỹ với đầy đủ tiết mục từ ca hát, nhảy múa đến hài kịch và có lẽ chỉ còn thiếu xiếc và ảo thuật mà thôi.
Nhìn chung, các trung tâm đều có những chiêu thức riêng của mình để không chỉ thu hút những ước mơ nhẹ dạ mà còn để che mắt họ với những kiểu được cho là “quảng bá tên tuổi”. Nhiều gương mặt trẻ sau khi kinh qua những kế hoạch quảng bá này đã trở nên khánh kiệt và đành phải gác lại sự nghiệp âm nhạc của mình.
Ca sĩ – trăm nẻo nhọc nhằn
Một ca sĩ từng chia sẻ: “Lương của tôi một đêm hát thật ra chỉ bằng một đĩa cơm sườn”. Người viết từng lầm tưởng đây là một câu nói đùa hay một lời bóng gió nhưng thật sự không ngờ đó lại là một câu nói hoàn toàn với nghĩa đen và không hề có hàm ý gì khác. Cô gái xinh xắn này đã đi hát từ rất lâu trong một nhóm bè có tiếng tăm trong giới và đã tốt nghiệp hẳn hoi hệ đại học khoa thanh nhạc Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh nhưng catse cho một đêm diễn thật sự chỉ là như thế.
Cô cũng chia sẻ: “Thật ra công việc hát bè tại các phòng trà trong thành phố đơn thuần chỉ là cách mà tôi và nhiều đồng nghiệp của mình làm chỉ để giữ nghề, giữ giọng chứ không trông đợi nhiều ở thu nhập”. Và đó cũng là điểm chung của một bộ phận ca sĩ đang hoạt động trên địa bàn thành phố tại một số phòng trà, quán café ca nhạc.
Trung bình một đêm, một ca sĩ đắt show có thể diễn từ 2 đến 3 tụ điểm với mức catse mỗi nơi dao động trên dưới 500 nghìn cho 3 ca khúc. Tính một cách máy móc thì mức thu nhập này có thể xem là cao đối với một người đi làm. Tuy nhiên khi trừ đi những chi phí tái đầu tư của một ca sĩ như tiền làm nhạc, quần áo, son phấn, chi phí sinh hoạt, đi lại thì thật sự phần còn lại cũng không còn là bao. Và thậm chí nếu có thật sự dư dả thì phần dư dả đó cũng sẽ được tích cóp dành cho những dự án phát hành CD, quảng bá tên tuổi mà khả năng nuốt tiền là cực kỳ lớn.Ngược lại với các ca sĩ này, lực lượng ca sĩ chuyên hát tỉnh có mức thu nhập khả quan hơn. Khi một ca sĩ tham gia vào một đoàn diễn tỉnh, họ sẽ được bầu show lo lắng đầy đủ từ chuyện đi lại, ăn uống và nhiệm vụ chính chỉ là hát, lên xe sang điểm diễn tiếp theo và hát. Cứ sau mỗi chuyến lưu diễn tỉnh, mỗi ca sĩ có thể bỏ túi con số đến hơn chục triệu là chuyện bình thường. Nhưng không phải ai cũng mang về nhà được con số đó. Trên đường lưu diễn, tiền nhiều nhưng không có chỗ để tiêu, thế là những cuộc sát phạt trên chiếu bài lại diễn ra và đương nhiên nếu có ai đó đi về với hai bàn tay trắng thì cũng không có gì lạ lẫm.
Đỉnh cao của thu nhập khi lưu diễn tỉnh là những show diễn “chuồng gà”, loại show diễn mà các tên tuổi đã định hình không bao giờ dám nhận. Đặc điểm của những chương trình này là các điều kiện cơ sở vật chất đều được tinh giản đến tối đa, có khi sân khấu chỉ là một cái bục, hoặc được giăng dây xung quanh để phân biệt. Những show diễn này thường được bán vé với số lượng lớn trong khi chi phí bỏ ra lại không nhiều, vì thế lợi nhuận có thể nói là rất cao. Các ca sĩ tham gia show này có thể nhận được catse ở mức ngất ngưởng nhưng bù lại phải đối mặt với khả năng mất an ninh khi biểu diễn rất cao và thậm chí có thể nguy hại đến bản thân mình.
Dù rằng có thể xem đây là thiên đường kiếm tiền, nhưng không phải ai cũng được bước chân vào đó. Ca sĩ phải có độ hot nhất định được các bầu show thẩm định qua các kênh thông tin báo đài, qua phản ứng của khán giả mới được gọi để lưu diễn. Nhưng không phải cứ như thế là được, có nhiều trường hợp ca sĩ bị loại khỏi danh sách lưu diễn chỉ vì cái tên.
Tạm kết
Trên thực tế, nghề ca hát cũng như biết bao nhiêu nghề nghiệp khác trong xã hội, luôn cần những người tài giỏi và chỉ khác hơn ở sự đào thải cực kỳ mãnh liệt mà thôi. Mong rằng, các bạn trẻ khi chọn lựa cho mình con đường sự nghiệp hãy luôn tỉnh táo và hiểu rõ bản thân mình cũng như nghề nghiệp mà mình sắp chọn để không phải đứng ở thế không thể tiến cũng chẳng thể lùi.
thiên tài làm việc của thiên tài thì là bình thường. người bình thường làm việc của thiên tài mới là thiên tài
đây mới là một trong nhưng người giỏi
Quê ở xã Láng Biển, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, Phạm Thanh Liêm (36 tuổi) mê cơ khí từ nhỏ. Lớn lên lập gia đình, anh gom chút vốn liếng mở xưởng sửa máy nông cụ. Những chiếc máy xới, máy cày... bị trục trặc vô tay anh là chạy tốt!
Mất bốn năm để “máy thay người”
Rồi anh tiến tới cải tiến máy gặt đập liên hợp của Trung Quốc. Cái máy gốc nặng nề, xuống ruộng là lún, chạy vài bữa là hư, lúa suốt ra bị “sống”, rơm vô máy bị kẹt... Lại thêm đồ phụ tùng tốn kém nên ai cũng ngán. Anh Liêm cải tiến nó nhẹ hơn, máy chạy êm, lúa sạch trơn, rơm không kẹt, xuống ruộng hết lún. Bà con khoái quá đặt mua nườm nượp.
Làm được vậy nhưng anh vẫn thấy chưa đã. Bởi trong nghề ruộng, nông dân vẫn còn nhiều khâu tốn sức lao động như bón phân, gieo sạ, xịt thuốc... chi phí cao, mất thời gian và công sức. Một lần, có nông dân vác đến cái máy sạ hàng bị gãy gọng và than: “Gọi máy sạ hàng nhưng nó chỉ có phần “máy” là cái hộc đựng lúa tự xoay, thực chất cũng còn “sức người thay trâu”, phải còng lưng kéo. Phải chi có cái máy mà mình ngồi luôn ở trển, chỉ cần cầm lái điều khiển, máy chạy tới đâu sạ lúa tới đó. Vậy mới gọi là máy chớ!”. Tiếng “rên” của nông dân nọ khiến anh Liêm suy nghĩ.
Theo thầy Xuân qua châu Phi làm tư vấn
Nghe tiếng anh Liêm, GS.TS Võ Tòng Xuân đến mời anh tham gia dự án “Giúp nông dân châu Phi trồng lúa” với nhiệm vụ tư vấn kỹ thuật sử dụng máy nông nghiệp. Anh gãi tai lắc đầu: “Em mới học xong lớp 6 mà biết gì thầy, chuyện đó để cho kỹ sư họ làm”. Ông Xuân nói: “Không có bằng cấp mà làm được công việc của kỹ sư thì còn hơn kỹ sư. Tôi cần người làm được việc chớ không cần người có bằng cấp”.
Cuối năm 2009, anh Liêm cùng thầy Xuân qua châu Phi để tư vấn cho đối tác Mozambique về máy nông nghiệp. Tại đây, người ta chỉ những chiếc máy cày John Deere đồ sộ và nặng nề như con trâu mộng nhờ anh Liêm cải tiến, thay bánh xe cao su của John Deere bằng bánh lồng như ở Việt Nam. “Tôi làm không được vì máy này nặng quá” - anh Liêm từ chối và mô tả cho ông Nuno Unige, giám đốc Công ty LAP/Ubuntu, về hoạt động của những chiếc máy sạ, máy gặt đập liên hợp của Việt Nam. Tức mình, ông Nuno Unige bay sang Việt Nam, tới tận Láng Biển coi máy.
Tới nơi, thấy xưởng cơ khí lèo tèo 50m2 của anh Liêm chỉ có vài cái máy tiện, hàn... lỏ nhỏ, ông Nuno “xìu” xuống như bị giội gáo nước lạnh. Nhưng khi ra đồng, thấy máy sạ Thanh Liêm bon bon trên ruộng, lúa sạ xuống đều tăm tắp và máy gặt đập chạy rào rào, quào cắt lúa phía trước, suốt lúa phía sau, ông mê tít. Lúa sập, lúa ngã máy cũng không chê!
Thay vì mua máy John Deere cả ngàn USD, ông quyết định mua liền năm máy sạ và năm máy gặt đập liên hợp gửi về Mozambique, đồng thời yêu cầu anh Liêm gửi “chuyên gia” giỏi qua giúp chuyển giao công nghệ, kể cả kỹ thuật trồng lúa. Thế là anh Liêm cử năm “nông dân sản xuất giỏi” qua huấn luyện cho nông dân và thợ của Mozambique. Anh kể: “Người dân châu Phi gọi tụi tui là “ông kỹ sư” không hà. Nhưng đó chỉ là những nông dân giỏi làm ruộng và rành nghề cơ khí, chớ chẳng có bằng cấp gì ráo”.
Sau Mozambique, đại diện ngành nông nghiệp của Sudan (khi đó chưa tách nước) cũng đặt mua 10 máy gặt đập liên hợp. Đưa máy đi rồi, gửi người làm chuyên gia, anh Liêm còn phải tính chuyện đưa phụ tùng qua thay. “Chớ ở bển biết kiếm đâu ra phụ tùng. Mới tháng rồi phía Mozambique phải cử người bay cả ngàn cây số qua Việt Nam chỉ để mua... hai cái bạc đạn” - anh kể.
Quê ở xã Láng Biển, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, Phạm Thanh Liêm (36 tuổi) mê cơ khí từ nhỏ. Lớn lên lập gia đình, anh gom chút vốn liếng mở xưởng sửa máy nông cụ. Những chiếc máy xới, máy cày... bị trục trặc vô tay anh là chạy tốt!
Mất bốn năm để “máy thay người”
Rồi anh tiến tới cải tiến máy gặt đập liên hợp của Trung Quốc. Cái máy gốc nặng nề, xuống ruộng là lún, chạy vài bữa là hư, lúa suốt ra bị “sống”, rơm vô máy bị kẹt... Lại thêm đồ phụ tùng tốn kém nên ai cũng ngán. Anh Liêm cải tiến nó nhẹ hơn, máy chạy êm, lúa sạch trơn, rơm không kẹt, xuống ruộng hết lún. Bà con khoái quá đặt mua nườm nượp.
Làm được vậy nhưng anh vẫn thấy chưa đã. Bởi trong nghề ruộng, nông dân vẫn còn nhiều khâu tốn sức lao động như bón phân, gieo sạ, xịt thuốc... chi phí cao, mất thời gian và công sức. Một lần, có nông dân vác đến cái máy sạ hàng bị gãy gọng và than: “Gọi máy sạ hàng nhưng nó chỉ có phần “máy” là cái hộc đựng lúa tự xoay, thực chất cũng còn “sức người thay trâu”, phải còng lưng kéo. Phải chi có cái máy mà mình ngồi luôn ở trển, chỉ cần cầm lái điều khiển, máy chạy tới đâu sạ lúa tới đó. Vậy mới gọi là máy chớ!”. Tiếng “rên” của nông dân nọ khiến anh Liêm suy nghĩ.
Theo thầy Xuân qua châu Phi làm tư vấn
Nghe tiếng anh Liêm, GS.TS Võ Tòng Xuân đến mời anh tham gia dự án “Giúp nông dân châu Phi trồng lúa” với nhiệm vụ tư vấn kỹ thuật sử dụng máy nông nghiệp. Anh gãi tai lắc đầu: “Em mới học xong lớp 6 mà biết gì thầy, chuyện đó để cho kỹ sư họ làm”. Ông Xuân nói: “Không có bằng cấp mà làm được công việc của kỹ sư thì còn hơn kỹ sư. Tôi cần người làm được việc chớ không cần người có bằng cấp”.
Cuối năm 2009, anh Liêm cùng thầy Xuân qua châu Phi để tư vấn cho đối tác Mozambique về máy nông nghiệp. Tại đây, người ta chỉ những chiếc máy cày John Deere đồ sộ và nặng nề như con trâu mộng nhờ anh Liêm cải tiến, thay bánh xe cao su của John Deere bằng bánh lồng như ở Việt Nam. “Tôi làm không được vì máy này nặng quá” - anh Liêm từ chối và mô tả cho ông Nuno Unige, giám đốc Công ty LAP/Ubuntu, về hoạt động của những chiếc máy sạ, máy gặt đập liên hợp của Việt Nam. Tức mình, ông Nuno Unige bay sang Việt Nam, tới tận Láng Biển coi máy.
Tới nơi, thấy xưởng cơ khí lèo tèo 50m2 của anh Liêm chỉ có vài cái máy tiện, hàn... lỏ nhỏ, ông Nuno “xìu” xuống như bị giội gáo nước lạnh. Nhưng khi ra đồng, thấy máy sạ Thanh Liêm bon bon trên ruộng, lúa sạ xuống đều tăm tắp và máy gặt đập chạy rào rào, quào cắt lúa phía trước, suốt lúa phía sau, ông mê tít. Lúa sập, lúa ngã máy cũng không chê!
Thay vì mua máy John Deere cả ngàn USD, ông quyết định mua liền năm máy sạ và năm máy gặt đập liên hợp gửi về Mozambique, đồng thời yêu cầu anh Liêm gửi “chuyên gia” giỏi qua giúp chuyển giao công nghệ, kể cả kỹ thuật trồng lúa. Thế là anh Liêm cử năm “nông dân sản xuất giỏi” qua huấn luyện cho nông dân và thợ của Mozambique. Anh kể: “Người dân châu Phi gọi tụi tui là “ông kỹ sư” không hà. Nhưng đó chỉ là những nông dân giỏi làm ruộng và rành nghề cơ khí, chớ chẳng có bằng cấp gì ráo”.
Sau Mozambique, đại diện ngành nông nghiệp của Sudan (khi đó chưa tách nước) cũng đặt mua 10 máy gặt đập liên hợp. Đưa máy đi rồi, gửi người làm chuyên gia, anh Liêm còn phải tính chuyện đưa phụ tùng qua thay. “Chớ ở bển biết kiếm đâu ra phụ tùng. Mới tháng rồi phía Mozambique phải cử người bay cả ngàn cây số qua Việt Nam chỉ để mua... hai cái bạc đạn” - anh kể.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)